IF Vietnam Staff Blog

Macos Sierra: Hướng dẫn tạo bộ cài đặt từ USB & giới thiệu những tính năng mới được nâng cấp

   

Chào mọi người. Mình là Bão.

Lần trước mình đã giới thiệu về Iphone 7/7 Plus, tiếp theo mình xin chia sẻ đôi điều về Macos Sierra.

Đúng như đã hẹn trong sự kiện được tổ chức vào ngày 08/9/2016, rạng sáng ngày 21/9/2016 (theo giờ Việt Nam) Apple đã tung ra hệ điều hành chính thức macOS Sierra với sự thay đổi hoàn toàn về giao diện và tính năng. Với chữ mac viết thường và OS viết in hoa phía sau, Apple đã chính thức đổi tên OS X thành macOS để trở nên thống nhất hơn với các hệ điều hành khác của hãng (iOS, tvOS, watchOS…). Đây cũng là bản cập nhật mà lần đầu tiên Siri xuất hiện trên máy tính. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn đọc từng bước tạo bộ cài đặt từ USB, các bước cài đặt trên máy, và quan trọng nhất là giới thiệu một số tính năng đáng giá trên bản cập nhật này.

1-intro

PHẦN 1: HƯỚNG DẪN TẠO BỘ CÀI ĐẶT THỦ CÔNG TỪ USB

Trước khi thực hiện nâng cấp máy Mac của mình, bạn đọc nên kiểm tra xem thiết bị của mình có nằm trong danh sách thiết bị được nâng cấp theo khuyến cáo của Apple hay không. Các máy Mac được hỗ trợ để nâng cấp lên macOS Sierra bao gồm:

- iMac (Late 2009 và mới hơn)

- Mac mini (2010 và mới hơn)

- Mac Pro (2010 và mới hơn)

- MacBook (Late 2009 và mới hơn)

- MacBook Air (2010 và mới hơn

- MacBook Pro (2010 và mới hơn)

2-checkdevice-jp

Ngoài ra, nếu bạn đọc muốn sử dụng tính năng Apple Pay và Universal Clipboard thì thiết bị phải thuộc các dòng sau:

- iMac (Late 2012 và mới hơn)

- Mac mini (Late 2012 và mới hơn)

- Mac Pro (Late 2013)

- MacBook (Early 2015 và mới hơn)

- MacBook Air (Mid 2012 và mới hơn)

- MacBook Pro (Mid 2012 và mới hơn)

Lưu ý rằng để sử dụng tính năng này thì thiết bị iPhone/iPad phải chạy iOS 10 và Apple Watch phải chạy watchOS 3.

Sau khi kiểm tra thiết bị, bạn đọc có thể nâng cấp trực tiếp thông qua việc tải về từ Appstore. Phương pháp này sẽ không làm mất dữ liệu của thiết bị. Đối với bạn đọc muốn tạo bộ cài đặt từ USB để cài mới hoàn toàn thiết bị thì có thể làm theo hướng dẫn sau đây.

Bước 1: Tải về bộ cài đặt nguyên gốc từ Appstore

Khởi động Appstore, sau đó tìm ứng dụng có tên macOS Sierra và tải về. Ứng dụng sau khi tải về sẽ nằm trong thư mục Applications.

3-screen-shot-2016-09-21-at-17-44-13

4-screen-shot-2016-09-21-at-18-37-19

Sau khi tải về hoàn tất, chương trình sẽ tự động khởi chạy. Lúc này hãy thoát khỏi chương trình cài đặt (command+Q).

Bước 2: Chuẩn bị USB

Cắm USB (tối thiểu 8GB) vào máy Mac -> mở ứng dụng Disk Utility trong thư mục Utilities -> chọn vào USB -> chuyển sang tab Erase -> chọn định dạng Mac OS Extended (Journaled) -> đặt tên cho USB (setupmac) -> click Erase.

5-screen-shot-2016-09-21-at-18-40-19

Bước 3: Tạo bộ cài trên USB

- Mở Terminal bằng cách truy cập theo đường dẫn /Applications/Utilities/Terminal.app hoặc sử dụng Spotlight (command+Space) rồi gõ “Terminal” -> Enter.

6-screen-shot-2016-09-21-at-18-44-22

- Sau khi Terminal hiện ra, copy đoạn code sau đây và paste vào dấu nhắc trong Terminal:

sudo /Applications/Install\ macOS\ Sierra.app/Contents/Resources/createinstallmedia --volume /Volumes/setupmac --applicationpath /Applications/Install\ macOS\ Sierra.app –nointeraction

- Nhấn Enter và nhập mật khẩu của máy Mac. Terminal không thay đổi khi nhập mật khẩu nên phải nhập đúng và nhấn Enter.

7-screen-shot-2016-09-21-at-18-51-25

- Tùy vào cấu hình thiết bị cũng như tốc độ của USB mà quá trình này mất từ 5 – 10 phút. Sau khi cửa sổ Terminal thông báo Done thì bạn đọc đã có bộ cài macOS Sierra trên USB.

8a-screen-shot-2016-09-21-at-18-51-40

8b-screen-shot-2016-09-21-at-18-51-50

8c-screen-shot-2016-09-21-at-19-35-47

Bước 4: Cài đặt mới macOS Sierra từ USB

Sau khi đã tạo thành công bộ cài, bạn đọc hãy cắm USB vào máy và khởi động lại, đồng thời bấm giữ phím Option và chọn vào ổ USB để tiến hành cài đặt.

9-img_0277

- Quá trình boot vào ổ USB để tiến hành cài đặt

10-img_0279

- Cửa sổ trong phần cài đặt hiện ra, chọn vào mục Disk Utility để thiết lập ổ cứng cài đặt macOS

11-img_0281

- Chọn ổ cứng để cài đặt macOS và tùy chỉnh như sau:

+ Name: Sierra (tùy ý)

+ Format: Mac OS Extended (Journaled)

+ Scheme: GUID Partition Map

Sau đó bấm Erase.

12-img_0282

13-img_0283

- Sau khi hoàn thành phân vùng ổ cứng, tắt Disk Utility, bấm chọn Instal macOS

14-img_0284

- Các bước cài đặt chi tiết như hình bên dưới

15-img_0285

16-img_0286

17-img_0287

18-img_0288

- Lúc này máy sẽ khởi động lại để bắt đầu vào bước thiết lập các tính năng cũng như các tùy chỉnh theo ý người dùng

+ Chọn quốc gia

19-img_0289

+ Chọn bàn phím gõ

20-img_0290

+ Chọn kết nối vào mạng wifi

21-img_0291

+ Tùy chọn di chuyển dữ liệu

22-img_0292

+ Bật/tắt định vị

23-img_0293

+ Đăng nhập vào tài khoản Apple

24-img_0294

+ Các điều khoản và điều kiện của Apple

25-img_0295

+ Tạo tài khoản máy

26-img_0296

+ Quá trình cài đặt, đồng bộ iCloud

27-img_0298

+ Tùy chọn iCloud Keychain

28-img_0299

+ Tùy chọn mã hóa ổ đĩa

29-img_0300

+ Tùy chọn đồng bộ hóa dữ liệu với iCloud và các thiết bị khác. Đây là tính năng mới trên macOS Sierra.

30-img_0301

+ Tùy chọn chẩn đoán và sử dụng

31-img_0302

+ Kích hoạt Siri trên máy tính

32-img_0303

+ Đang tiến hành thiết lập theo tùy chỉnh

33-img_0304

+ Và cuối cùng thiết bị đã cài đặt thành công

34-screen-shot-2016-09-21-at-8-58-36-pm

Lời kết

Trong phần này, tác giả đã hướng dẫn bạn đọc cách tạo một USB để cài đặt hệ điều hành macOS Sierra. Trong phần tiếp theo, tác giả sẽ giới thiệu những tính năng mới của bản cập nhật lần này, cũng như một số thủ thuật tùy chỉnh để chiếc máy Mac của bạn đọc phát huy hết khả năng, đạt hiệu quả cao nhất.

Chân thành cảm ơn bạn đọc đã theo dõi!

Nguồn ảnh: Bão .

 - Công nghệ