IF Vietnam Staff Blog

Điểm đến của những nhà đầu tư

   

Xin chào các bạn!

Mình là Hải.

Hôm nay tôi sẽ đưa các bạn đến một địa danh của Việt Nam mà xưa nay người ta đặt cho nó một cái tên rất ưu ái , đó là

“ Thành phố đáng sống – Đà Nẵng“

Không phải vô cớ người ta lại đặt một cái tên ưu ái đó cho Đà Nẵng .
- Năm 2015 ,New York Times bình chọn Đà Nẵng là 1 trong những điểm đến lý tưởng trên thế giới, cũng bởi nơi này sở hữu những bờ biển cát trắng trải dài tuyệt đẹp, những con đường không có rác , những cây cầu bắt ngang Sông Hàn thơ mộng , những kiến trúc hiện đại – văn minh. Nhưng thật ra, thành phố này còn "níu chân người" bởi những con người , những tiềm năng mà nếu bạn chưa đặt chân đến thì bạn không thể cảm nhận được .

Tại sao tiêu đề của bài viết hôm nay lại có tên là “ Điểm đến của những nhà đầu tư “ ? . tôi sẽ không đưa ra những quan điểm mà không có căn cứ .
Nếu bạn là một danh nhân , một nhà đầu tư , một người yêu thích kinh doanh ...vv thì nơi mà bạn nên nghĩ đến đầu tiên , hãy là Đà Nẵng .

1 – Yếu tố địa lý

Thành phố Đà Nẵng nằm trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, đông bắc Campuchia, Thái Lan và Myanma . Khoảng cách từ Đà Nẵng đến các trung tâm kinh tế chính của khu vực Đông Nam Á như Bangkok (Thái Lan), Kuala Lumpur (Malaysia), Singapore, Manila (Philipines) đều nằm trong khoảng 1.000–2.000 km. Đây là điều kiện lý tưởng để Đà Nẵng trao đổi kinh tế đối nội và đối ngoại , là một tiềm lực để phát triển kinh tế xã hội.

2 -  Yếu tố kinh tế

Lực lượng lao động của thành phố năm 2005 là 386.487 người đến năm 2010 đã tăng lên 462.980 người, chiếm 49,14% dân số. Đây là nguồn cung đảm bảo cho nền kinh tế phát triển, nhất là chất lượng lao động ngày một tăng; tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 37% năm 2005 tăng lên 50% năm 2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tăng từ 25,5% năm 2005 lên 37% năm 2010.GDP của thành phố Đà Nẵng năm 2010 đạt 10.400 tỷ đồng. Năm 2012, đạt 14.230 tỷ đồng, tăng 9,1% so với năm 2011 . GDP bình quân đầu người năm 2011 ước đạt 2283 USD, gấp 2,2 lần so với năm 2005 và bằng 1,6 lần mức bình quân chung của Việt Nam. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn năm 2012 ước đạt hơn 26 nghìn tỷ đồng. Sau 15 năm luôn vượt chỉ tiêu thu ngân sách thì vào năm 2012, Đà Nẵng hụt thu ngân sách hàng nghìn tỷ đồng và đang phục hồi trở lại. Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2015 là 14.789 tỷ đồng, bằng 133,3% so với năm 2014

Đà Nẵng có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đứng đầu Việt Nam liên tiếp trong ba năm 2008, 2009 và 2010, 2013, 2014, 2015, đồng thời đứng đầu về chỉ số hạ tầng và xếp thứ tư về môi trường đầu tư. Trong bảng xếp hạng PCI của Việt Nam năm 2012, Đà Nẵng xếp ở vị trí thứ 12 trên 63 tỉnh, thành.Năm 2013, Đà Nẵng đã trở lại vị trí số 1 trên bảng xếp hạng. Năm 2011, Đà Nẵng có 36 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 318,9 triệu đô la Mỹ. Năm 2012, con số này là 33 dự án với tổng số vốn đăng ký 124,09 triệu đô la Mỹ, giảm hơn 60% so với năm 2011.
Có thể thấy , Đà Nẵng những năm gần đây đang phát triển kinh tế mạnh mẽ . Nếu bạn là một nhà đầu tư thông thái , bạn sẽ lựa chọn đầu tư vào một đỉa điểm đang phát triển thay vì một địa điễm phát triển .

3 – Yếu tố con người

Đà Nẵng là một Thành phố thuộc miền Trung  của Việt Nam và người ta nói ngắn gọn về con người miền Trung qua một từ “ Cần Cù “
Xong hiện nay GDP trên đầu người của Đà Nẵng vẫn đang ở mức thấp , theo tính toán năm 2011 thì GDP trên đầu người ở Đà Nẵng dừng lại ở con số khiêm tốn 2283 USD , điều này có nhiều nguyên nhân . Xong , đối với các nhà đầu tư , thì đây là một điều kiện khá tốt , bởi nguồn nhân lực ở Đà Nẵng hiện tại đang rẻ so với TP Hồ Chí Minh hay Hà Nội và rẻ hơn nhiều so với các Thành phố khác ở khu vực .

4 – Yếu tố Chính trị

Việt Nam là đất nước xã hội chủ nghĩa . Mọi người dân Việt Nam tin tưởng tuyệt đối vào sử lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà Nước . Vì thế không có nhiều sự tranh chấp , sự bất ổn trong hệ thống chính trị .

Điều này khiến các nhà đầu tư an tâm hơn khi lựa chọn Việt Nam nói chung hay Đà Nẵng nói riêng .

5  – Yếu tố ngoại giao

Hiện tại Đà Nẵng đã kết nghĩa bạn bè với các thành phố lớn trên thế giới , cụ thể là :

  • Thành phố Semarang , Indonesia (2012)
  • Thành phốOakland, Hoa Kỳ (2005 )
  • Thành phố Pittsburgh, Hoa Kỳ (2008)
  • Thành phốCao Hùng, Đài Loan(2013)
  • TỉnhSơn Đông, Trung Quốc (2013)
  • Thành phốKawasaki, Nhật Bản ("cảng bạn bè", 2007)
  • ....

Từ những mối quan hệ trên , bạn có cơ hội rất lớn để phát triển sang các nước trên thế giới .

Với những giải pháp đồng bộ, dưới sự chỉ đạo của UBND thành phố và sự chung tay góp sức của nhân dân, thành phố Đà Nẵng đã và đang khẳng định là trung tâm kinh tế biển của khu vực và cả nước kể các thế giới .

Tóm lại , hãy để Đà Nẵng giúp các bạn thành công vang dội hơn .

CÁM ƠN !

 

 - Sự kiện Đà Nẵng